Bài văn khấn tứ phủ công đồng trong điện đầy đủ nhất

23/07/2020 16:07:04 | 1218 lượt xem

Văn khấn tứ phủ giúp thay lời người trần gửi gắm sở nguyện, lời cầu khấn đến các vị thánh mẫu, quan hoàng quyền phép cai quản thập phương. Cùng coiboitinhduyen.com tìm hiểu nội dung bài văn khấn đầy đủ nhất nhé.

Ý nghĩa văn khấn tứ phủ cộng đồng

Tứ phủ công đồng là nơi thờ tự, nhang khói các vị thần quyền năng. Ngài cai quản núi sông, non nước mỗi vùng, mỗi địa phương. Người ta thường đến Tứ phủ công đồng để cầu may mắn, cầu sức khỏe và cầu tình duyên.

Ngày nay, mọi người vẫn về lại cửa các ngài để lễ lạt, cầu xin, trảy vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và ngày chính tiệc các ngài các cô. Người người  tề tựu về đây để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ đã cùng vô vàn sự tích linh diệu về các vị thần đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ là những nơi duy trì nét văn hóa phi vật thể tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc Việt. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Sắm lễ ban tứ phủ cộng đồng

Phong tục cổ truyền lưu lại rằng, bước chân vào bản đền, bản điện, tín chủ sắm lễ tùy tâm. Lễ to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ vào gia cảnh và lòng thành kính của mỗi người. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Bài văn khấn tứ phủ công đồng trong điện đầy đủ nhất

  • Mâm lễ chay: Bộ lễ này thường bao gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Mọi người thường dâng bộ lễ chay lên ban thánh Mẫu.
  • Mâm lễ mặn: Chỉ nên mua những đồ chày hình gà, lợn, giò, chả đặt lên mâm lễ.
  • Mâm lễ sống: Tuyệt đối không đặt những lễ vật sống như trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
  • Mâm cỗ sơn trang: Mâm lễ bao gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
  • Mâm lễ ban thờ cô, thờ cậu: Mâm lễ thường bao gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
  • Mâm lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Con nhang phật tử nên sắm lễ chay mới mang nhiều phúc đức và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Trong khoảng thời gian chờ đợi hết một tuần nhang, mọi người có thể vãn thăm bản đền, bản điện, chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây. Tùy mục đích mỗi người có thể thắp thêm hoặc không một tuần nhang nữa. Sau khi thắp, tiến hành vái lạy 3 lần trước ban thờ tự rồi hạ sớ, đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Sau khi hóa xong sớ, tiền vàng, mã mới tiếp tục hạ những mâm lễ còn lại. Nên hạ theo thứ tự từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược,… nên để nguyên trên ban thờ hoặc giả đặt trên ban thờ đó rồi gom lại, tuyệt đối không nên mang về.

Văn khấn tứ phủ cộng đồng đầy đủ nhất

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử (chúng) con là: ………

Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại: …………….

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con về đây …… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”

Xem thêm văn khấn rằm tháng giêng tại bài viết VĂN KHẤN GIA TIÊN NGÀY RẰM HAY CÒN GỌI LÀ NGÀY VỌNG HÀNG THÁNG.

BÌNH LUẬN: